Một số loài Trai tiêu biểu Trai_(động_vật)

Trai ngọc

Cấu tạo trong và cấu tạo ngoài của Trai ngọc tương đối giống Trai sông ngoại trừ một đặc điểm là vỏ có khả năng tạo ra ngọc trai khi có dị vật lọt vào như:cát, đá,...và sống ở biển, khi dị vật lọt vào giữa màng áo và vỏ lúc này cơ thể Trai tiết ra chất vôi, xà cừ và chất con-ki-o-lin bao bọc lấy dị vật, qua nhiều năm nó trở thành ngọc trai.

Trai ngọc tập trung chủ yếu ở các vùng có thủy triều lên xuống, chúng bám vào các tảng đá lớn, rạng san hô nằm sâu dưới mặt biển có khi sâu đến 20m tập trung từ 5-10 con trong một vật bám.

Ở Việt Nam Trai ngọc phân bố chủ yếu ở Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa,... Trai ngọc có giá trị kinh tế cao, vỏ được dùng trong nghề khảm gỗ, khai thác ngọc, thịt.

Trai Tai Tượng

Trai tai tượng (Tridacna gigas) là loài Trai lớn nhất trong các loài Trai và nặng nhất trong các loài động vật thân mềm một số con có chiều dài tới 1,35m và nặng 260 kg mặt trong của vỏ có màu trắng ngà mặt ngoài nổi 6 lằn lớn đắp nổi màu trắng xám. là loài sống cố định, ăn lọc thức ăn là sinh vật phù du, là loài có trữ lượng ít.